Bóng đá Việt Nam gần đây phát triển rất nhanh chóng. Vị thế bóng đá nước nhà đã được nâng tầm châu lục. Dĩ nhiên để thành công hơn nhiều ngôi sao của bóng đá Việt Nam chọn ra nước ngoài thi đấu. Dẫu vậy, số lượng cầu thủ mang đến thành công đếm trên đầu ngón tay. Hãy cùng uk88 tìm hiểu nguyên nhân tại sao cầu thủ chúng ta lại thất bại khi xuất ngoại
Vấn đề thể hình
Có thể nói thể hình là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất. Với giải đấu quốc gia có trình độ cao hơn. Cường độ tập luyện và lịch thi đấu khắc nghiệt hơn nhiều so với V-League. Chính vì thế, thể lực là điểm yếu chí tử của các cầu thủ Việt Nam. Điều này chỉ được chúng ta khắc phục vài năm trở lại đây
Kể cả những cầu thủ có thể lực dồi dào và sung mãn. Rào cản về thể hình vẫn khiến khả năng cạnh tranh của cầu thủ Việt Nam bị ảnh hưởng. Ở nước ta, những cầu thủ cao 1m80 được cho có thể hình lý tưởng. Trong khi tại một số nền bóng đá phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hay ở Châu Âu. Đây là những con số có tính trung bình. Vài năm nay, chiều cao của các cầu thủ được cải thiện ít nhiều. Dẫu vậy, cầu thủ Việt Nam còn khá mỏng cơm. Dễ bị thua thiệt trong những tình huống tranh chấp. Theo uk88, sẽ vài mất thêm nhiều thời gian để chúng ta có thể tạo ra một lứa với thể hình lý tưởng.
Kỹ năng chơi bóng
Không phải ai có thể hiện nhỏ bé cũng thất bại ở các giải bóng đá hàng đầu. Điều quan trọng không kém còn nằm ở khả năng chơi bóng của cầu thủ. Điển hình như Chanathip của Thái Lan. Anh chỉ cao 1m58 nhưng làm mưa làm gió ở giải J-League.
Ở Việt Nam, mô hình đào tạo trẻ mới chỉ nổi lên gần đây. Vì thế những cầu thủ được đào tạo bài bản mới bắt đầu hình thành tư duy xuất ngoại. Trong mặt bằng V-League còn nhiều vấn đề. Họ nổi lên như những ngôi sao sáng của bóng đá nước nhà.
Tuy nhiên, đa số các ngôi sao Việt Nam ra nước ngoài thi đấu. Họ đều đến những môi trường bóng đá có trình độ cao hơn khả năng thực sự của họ. Chính vì thế, đa phần những cầu thủ của chúng ta qua ngồi dự bị là chủ yếu.
Trong những cái tên đã xuất ngoại từ trước tới giờ. Chỉ Đặng Văn Lâm (Muangthong United) và Lê Công Vinh (Consadole Sapporo) có khả năng bảo đảm xuất đá chính. Ít nhiều họ cũng mang đến thành công cho đội bóng chủ quản.
Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Hậu, Xuân Trường xuất ngoại khi còn rất trẻ. Ngay từ đầu họ đặt mục tiêu tích lũy kinh nghiệm thi đấu. Vì thế những cái tên này thường chỉ được sử dụng một cách hạn chế ở giải đấu. Theo uk88, chúng ta chưa có mục tiêu xuất ngoại một cách đúng đắn.
Tính kiên nhẫn
Trừ Đặng Văn Lâm và Lương Xuân Trường họ thi đấu từ 2 đến 3 mùa giải tại nước ngoài. Còn lại đa số, các cầu thủ Việt Nam đều trở về sau khi kết thúc thời hạn cho mượn. Một phần họ không thể đáp ứng chuyên môn. Một phần họ thiếu kiên nhẫn với chính mình khi dự bị quá nhiều.
Với việc có một suất đá chính hàng tuần ở Việt Nam. Khi sang nước ngoài ngồi dự bị trận này qua trận khác. Các cầu thủ của chúng ta tỏ ra chán nản. Một số cầu thủ đã đánh mất phong độ sau khi qua nước ngoài thi đấu. Điển hình như Quang Hải. Trở về từ Pau FC, anh không có nổi 1 bàn thắng ở AFF Cup vừa qua.
Với nhiều cầu thủ, trở về nước sẽ là một cách để cứu vãn sự nghiệp của họ.
Khả năng hòa nhập
Điều này được thể hiện rất rõ ràng. Theo những nghiên cứu của uk88, sự thích nghi của cầu thủ Việt Nam rất thấp. Dẫn đến tâm lý là không muốn ra nước ngoài thi đấu.
Đặt chân tới một quốc gia xa xôi nơi xứ người khác biệt về mọi thứ. Đặc biệt, khác biệt ngôn ngữ và văn hóa là nguyên nhân lớn nhất. Trong cuốn tự truyện ‘Phút 89’, Lê Công Vinh đã nói về những khó khăn khi anh đến Leixoes (Bồ Đào Nha):
“Những cầu thủ châu Âu hoặc gốc Latinh trong đội hình Leixoes không chào đón tôi. Họ nhìn tôi với thái độ hơi coi thường… Không thể hòa nhập và nói chuyện, tôi cũng không có một quả bóng nào trong suốt hai tháng đầu. Không ai chuyền bóng cho tôi, dù chỉ là một trận đá tập.”
Bóng đá là một ngôn ngữ riêng, ở đó các cầu thủ có thể hiểu nhau với những cử chỉ trên sân. Nhưng, để hòa nhập và tạo sự đoàn kết gắn bó, cầu thủ phải hiểu được đồng đội nói gì. Trình độ tiếng Anh của nhiều cầu thủ Việt Nam còn rất hạn chế. Cùng với đó là tâm lý hướng nội khiến nhiều cầu thủ bị cô lập.
Vận may
Tạo dựng sự nghiệp ở nước ngoài chỉ có năng lực là không đủ. May mắn cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Các cầu thủ Việt Nam chưa đủ hay lại còn kém may khi xuất ngoại.
Đặng Văn Lâm sang Nhật Bản vướng thủ tục pháp lý nhập cảnh. Sau đó anh dính chấn thương nặng trước thi đấu. Tuấn Anh cũng trở thành viện binh trong màu áo Yokohama.
Văn Hậu sang Hà Lan đúng đợt COVID-19 bùng phát tại Châu Âu. Giải đấu bị hủy bỏ chỉ sau 6 tháng kể từ khi anh đặt chân đến Hà Lan. Quá trình gia hạn hợp đồng giữa Văn Hậu với Heerenveen cũng không thành công. Theo nhận định của uk88, chúng ta đang không gặp may với những lứa xuất ngoại gần đây.
Lời kết
Trong năm 2023, chúng ta sẽ lại có những cầu thủ ra nước ngoài thi đấu. Họ có thành công ở màu áo mình thi đấu hay không ? Thời gian sẽ trả lời tất cả. Cảm ơn quý bạn đã quan tâm theo dõi uk88. Uk88 sẽ còn mang đến nhiều thông tin thú vị về bóng đá nước nhà.